Me va con gai - Bai  Day thi 2Nhà thơ Trần đăng Khoa đã từng ví “nuôi con gái giống như xây một tòa lâu đài”, đúng vậy, bà mẹ phải chăm sóc từng chút một, từng cọng tóc đến cái móng chân, móng tay.

Sau 10 năm xây đắp, cô gái bỗng lớn lên, núi đôi nhú ra, “vi ô lông” mọc ở vùng bí hiểm, ở hai “cánh”. Rồi “nàng hương” ở các tuyến mồ hôi tạo ra mùi đặc trưng của mỗi cá thể… Một ngày đẹp trời, cô gái ngập ngừng thông báo với mẹ rằng “có cái gì dính ở quần lót, con sợ lắm”, ấy là kinh nguyệt. Kinh nguyệt chứng tỏ cỗ máy buồng trứng bắt đầu được đóng cầu dao hoạt động, cô bé đã biến thành thiếu nữ. Y học gọi đó là dậy thì (Puberty).

1. Tại sao dậy thì lại rắc rối?

Bởi hormone buồng trứng tác động lên não làm biến đổi tâm lý của cô gái. Chẳng có bà mẹ nào không khổ sở với giai đoạn này. Cô gái trở nên trái tính trái nết, ưa nói ngược, làm ngược, tự cho mình “đã lớn”, muốn khẳng định cái “tôi”. Nếu mẹ không thông cảm và thiếu hiểu biết thì mâu thuẫn giữa hai mẹ con hình thành. Một bà mẹ trẻ thắc mắc: “Nó ăn nhầm thứ gì mà trở nên khó bảo lạ lùng”. Bà mẹ khác lại than: “Nó biến thành người khác, cứ như không phải con mình!”. Tuy vậy, đó chưa phải là rắc rối làm các bậc cha mẹ đau đầu, mất ngủ. Điều kinh khủng nhất là một bữa xấu trời, mẹ phát hiện trong cặp sách của con gái những lá thư tình ướt át. Đến nước này thì chả khác gì… sóng thần. Người mẹ kêu trời “đúng là… bom nổ chậm”. Tòa lâu đài đang xây xinh đẹp với biết bao kỳ vọng bắt đầu bị lung lay, rung rinh trước sự thao túng của hormone buồng trứng.

Me va con gai - Bai  Day thi 12. Làm sao dung hòa?

Kiên nhẫn, biết kìm nén cảm xúc để trò chuyện với con là việc làm đầu tiên rất cần thiết. Có bà mẹ than rằng: “Tình cảm phải đến từ hai phía, nó cứ nghe bạn, đâu thèm nghe lời mẹ”. Điều này cần thông cảm, bởi bạn cùng trang lứa dễ tâm sự hơn. Con gái không tâm sự thì mình đành… tâm sự cởi mở với nó vậy. Chỉ khi tìm được tiếng nói chung, con gái sẽ không còn e dè “bậc phụ huynh khắt khe” mà thoải mái trò chuyện với mẹ. Như vậy bạn sẽ kiểm soát được những diễn biến tâm lý và khéo léo đưa nó vào đúng quỹ đạo. Khoan hãy trách cứ con trẻ, bởi chúng đang ở lứa tuổi dở dở ương ương lại muốn khẳng định mình. Hãy giúp chúng để chúng có cơ hội hình thành nhân cách hoàn chỉnh. Đó chính là cách dung hòa hay nhất.

Bài liên quan

 Mẹ và con gái – Bài 1: Dậy Thì

Leave a comment